BIỂN BÁO GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ – Ý NGHĨA, TÁC DỤNG BẠN CẦN PHẢI BIẾT

1.Biển báo hiệu giao thông đường bộ:

Cùng với người điều khiển giao thông và đèn tín hiệu giao thông, hệ thống biển báo hiệu giao thông đường bộ Việt Nam đứng vị trí rất quan trọng, phải nói rằng chúng là cần thiết, không thể thiếu để duy trì trật tự, an toàn giao thông, giúp xe và phương tiện, người tham giao thông được lưu hành, đi lại một cách bình thường, tránh ùn tắc và hạn chế tai nạn giao thông.

Hiểu được phạm vi áp dụng, kinh nghiệm là trước mỗi khi đi tới một ngã ba hoặc ngã tư, khi mới đi vào một khu vực mới, đường mới hay thành phố mới mà ta chưa đi lần nào thì hãy cẩn trọng. Quan sát trước sau, trên mặt đường để đi cho đúng quy tắc giao thông, giảm thiểu tai nạn và càng tránh bị phạt bởi những lỗi không đáng có…

Biển báo chỉ dẫn đặt trên giá long môn tại giao lộ

2.Các loại biển báo giao thông đường bộ bạn cần biết

Về cơ bản, biển báo giao thông đường bộ Việt Nam có 4 loại là biển cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh, biển chỉ dẫn và một số biển phụ khác. Chi tiết ý nghĩa của các loại biển báo đường bộ Việt Nam như sau:

a.Biển báo cấm 

Hầu hết các biển báo cấm đều có viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ màu đen đặc trưng cho điều cấm hoặc hạn chế sự đi lại của các phương tiện cơ giới, thô sơ và người đi bộ.

Hiệu lực của các loại biển báo cấm có thể có giá trị trên tất cả các làn đường, hoặc chỉ có giá trị trên một hoặc một số làn của một chiều xe chạy. Các làn đường phải được đánh dấu riêng biệt bằng các vạch dọc liền trên mặt phần xe chạy. Nếu hiệu lực của biển chỉ hạn chế trên một hoặc một số làn đường, thì nhất thiết phải theo biển và một biển phụ số 504 đặt ngay bên dưới biển chính.

Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm. Người sử dụng đường phải chấp hành những điều cấm mà biển đã báo. Nhóm biển báo cấm gồm có 63 biển có mã P (cấm) và DP (hết cấm)

Tổng hợp biển báo cấm _ QCVN 41-2016
b.Biển báo nguy hiểm

Biển báo nguy hiểm và cảnh báo được dùng để báo cho người tham gia giao thông biết trước tính chất của sự nguy hiểm hoặc các điều cần chú ý phòng ngừa trên tuyến đường. Khi gặp biển báo nguy hiểm và cảnh báo, người tham gia giao thông phải giảm tốc độ đến mức cần thiết, chú ý quan sát và chuẩn bị sẵn sàng xử lý những tình huống có thể xẩy ra để phòng ngừa tai nạn.

Biển báo nguy hiểm là biển báo có dạng hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, trên có hình vẽ màu đen mô tả sự việc. Nhóm này gồm 83 biển có mã là W

         Tổng hợp biển báo nguy hiểm _ QCVN 41-2016
c.Biển báo hiệu lệnh

Nhóm biển báo giao thông này có dạng hình tròn, nền xanh với hình vẽ màu trắng. Chúng đưa ra những hiệu lệnh mà người đi đường phải thực hiện, chẳng hạn như: phải đi thẳng, vòng sang phải, chạy nhanh hơn tốc độ tối thiểu…

Biển báo hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh cho người tham gia giao thông sử dụng đường bộ phải thi hành. Biển hiệu lệnh gồm 65 kiểu có mã RR.E

Biển báo hiệu lệnh_QCVN 41-2016
d.Biển báo chỉ dẫn 

Nhóm biển báo giao thông này có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, nền xanh, hình vẽ màu trắng. Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết nhằm thông báo cho những người sử dụng đường biết những định hướng cần thiết hoặc những điều có ích khác, đồng thời có tác dụng giúp cho việc điều khiển và hướng dẫn giao thông trên đường được thuận lợi, đảm bảo an toàn chuyển động.

Nhóm biển chỉ dẫn gồm có 90 kiểu có mã là I

Biển chỉ dẫn viết bằng chữ đặt trong thành phố, thị xã và những tuyến quốc lộ có nhiều phương tiện do người nước ngoài điều khiển thêm phụ đề tiếng Anh bên dưới hàng chữ tiếng Việt. Chữ tiếng Anh sử dụng loại chữ viết thường.

Biển báo chỉ dẫn_QCVN 41-2016
e.Biển báo phụ

Biển phụ có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, viền đen, nền trắng, hình vẽ màu đen, thường nằm dưới các biển chính để bổ sung làm rõ ý nghĩa các biển chính. Biển phụ thường được đặt kết hợp với các biển báo nguy hiểm, biển báo cấm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn nhằm thuyết minh bổ sung để hiểu rõ hơn các biển chính. Các biển phụ đều được đặt ngay phía dưới biển chính trừ biển số S.507 sử dụng độc lập được đặt ở phía lưng đường cong đối diện với hướng đi hoặc đặt ở giữa đảo an toàn nơi đường giao nhau.

Biển phụ gồm 31 kiểu, có mã là S, SGSH. Các bạn có thể tìm hiểu thêm về nhóm biển báo này thông qua bài viết Biển Báo Phụ.

Biển báo phụ_QCVN 41-2016
f.Biển báo trên đường cao tốc 

Biển báo trên đường cao tốc có mã là IE 

Cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác cho người điều khiển phương tiện nhằm lái xe an toàn trên đường cao tốc và đi đến địa điểm mong muốn, cụ thể:

  • Chỉ dẫn địa điểm, hướng đi, khoảng cách đến các thành phố, thị xã, thị trấn và các tuyến đường;
  • Chỉ dẫn đến các địa điểm khu công nghiệp, dịch vụ công cộng như: sân bay, bến tàu, bến xe khách, bến tàu thủy, bến phà, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm dừng nghỉ, nơi nghỉ mát, nơi danh lam thắng cảnh và giải trí;
  • Thông báo chuẩn bị tới nút giao, lối ra phía trước;
  • Chỉ dẫn tách, nhập làn khi ra, vào đường cao tốc;
  • Chỉ dẫn tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu khi tham gia giao thông trên đường cao tốc;
  • Chỉ dẫn giữ khoảng cách lái xe an toàn cho người điều khiển phương tiện;
Biển báo trên đường cao tốc_QCVN 41-2016

Trên đây là những thông tin tóm tắt về hệ thống biển báo đường bộ Việt Nam theo tiêu chuẩn mới nhất QCVN 41:2016.

Quý khách có nhu cầu tìm hiểu, tư vấn và nhận báo giá về sản phẩm Biển báo giao thông  xin vui lòng để lại địa chỉ hoặc liện hệ với chúng tôi theo địa chỉ:

Công ty TNHH Kỹ Thuật Giao Thông Sabina _ www.sabinavn.com
Hotline/zalo: 0939 870 040
Email: nguyenhoa1139@sabinavn.com
Fanpage: Cơ khí gia thông Sabina