SƠN PHẢN QUANG CÓ THỂ SƠN TRÊN BỀ MẶT SẮT THÉP HAY KHÔNG, HAY CHỈ SƠN ĐƯỢC TRÊN BỀ MẶT BÊ TÔNG?.

 

  • Dùng loại sơn nào để sơn trên bề mặt sắt thép mạ kẽm, nhôm, inox đảm bảo dính bám tốt?
  • Làm thế nào để sơn phản quang cho sắt thép, kim loại, thép mạ kẽm và inox đạt hiệu quả cao nhất?
  • Tại sao sơn phản quang lên bề mặt bê tông, sắt thép mạ kẽm, nhôm, inox không phát phản quang?
  • Tại sao sơn phản quang phát sáng?

Trên đây là những câu hỏi mà khách hàng thường xuyên hỏi, Hôm nay mình xin chia sẻ để giải đáp những khúc mắc cho các anh chị.

1. Sơn phản quang là gì?

Sơn phản quang là loại sơn chứa các chất tạo màng phản quang hay còn được gọi với thuật ngữ “bi phản quang”. Khi có sự chiếu sáng của tia sáng hay ánh đèn, vật được phủ sơn phản quang sẽ phát huy tác dụng của bi phản quang giúp cho người từ xa dễ dàng quan sát hơn. Sơn phản quang còn được ví như là “ngọn đèn trong đêm”.

Sơn phản quang thường được dùng làm vạch kẻ đường, tín hiệu chỉ dẫn, hệ thống cọc tiêu, vạch phân làn, phân khu vực trong giao thông, các nhà xưởng, tầng hầm, bãi đỗ xe, sắt thép, bê tông….

Hình 1_Sơn phản quảng tại bãi đậu xe

Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng sơn phản quang thì không phải ai cũng biết sơn phản quang tại sao lại phát sáng khi có ánh sáng chiếu vào, và sơn phản quang có thể sơn lên được các bề mặt sắt thép không hay chỉ sử dụng cho các bề mặt bằng bê tông?

Hiện nay rất nhiều khách hàng lầm tưởng rằng sơn phản quang có thể sơn được trên nhiều bề mặt khác nhau như: bê tông, sắt thép, thép mạ kẽm thậm chí là inox mà độ phản quang của nó vẫn đạt hiệu quả cao. 

Hình 2_Sơn phản quang dưới tầng hầm

Vậy trên thực tế thì sao?

Trên thực tế hầu hết các sơn phản quang chủ yếu được ứng dụng trên các bề mặt bê tông thì sự phản quang sẽ đạt được hiệu quả tốt nhất. Còn khi sơn lên các bề mặt sắt thép thì độ phản quang rất kém chỉ được cao nhất là 30 – 40% so với độ phản quang khi sơn trên bề mặt bê tông. Đối với các bề mặt thép mạ kẽm, inox thì hoàn toàn không bám dính và không có độ phản quang. 

Hình 3_Sơn phản quang trên bó vỉa

Tại sao lại như vậy? hãy cùng mình tìm hiểu chi tiết dưới nội dung sau đây nhé!

2. Nguyên lý hoạt động của sơn phản quang

Phản quang là hiện tượng phản xạ lại ánh sáng của các viên bi phản quang khi có nguồn sáng chiếu vào. Nhờ cơ chế đó mà ánh sáng phản xạ lại vào mắt khiến ta nhìn thấy được mọi vật. Hiện tượng phản quang có 3 kiểu như sau: khuếch tán, phản chiếu gương và phản quang. Trong đó, phản quang là hiện tượng mà ánh sáng chiếu ngược trở lại nguồn sáng.

3. Sơn phản quang cho sắt thép, kim loại, bê tông

Khi bề mặt bê tông được phủ sơn phản quang, các viên bi (màng phản quang) sẽ bị che bởi màng sơn nên lúc này độ phản quang sẽ thấp. Nhưng khi có sự ma sát giữa màng sơn và lốp xe các viên bi phản quang sẽ trồi ra khỏi màng sơn, khi gặp ánh sáng chiếu vào thì độ phản quang sẽ cao. Chính vì vậy mà sơn phản quang chỉ đạt hiệu quả cao nhất khi sơn dưới nền đường, nền nhà xưởng. Ngược lại, khi sơn phản quang lên các trụ biển báo, viền đường thì độ phản quang sẽ thấp, nhất là khi sơn lên các biển báo bằng sắt thép.

4. Sơn phản quang cho thép mạ kẽm, inox

Bề mặt thép mạ kẽm, inox là những bề mặt trơn và nhẵn bóng, hoàn toàn không có chân bám. Hơn thế nữa sơn phản quang lại chứa các viên bi phản quang cho nên việc chúng ta sơn phản quang lên bề mặt thép mạ kẽm hay inox thì sẽ không thể nào bám dính tốt và bền lâu trên các bề mặt thép mạ kẽm, inox được.

Còn nếu bạn cố tình sử dụng sơn phản quang cho các bề mặt sắt mạ kẽm, inox thì mới đầu sơn phản quang cũng có bám dính, tuy nhiên nó chỉ tồn tại được trong một thời gian rất ngắn và sau đó màng sơn phản quang sẽ nhanh chóng bị bong tróc.

Hình 4_Sơn phản quang trên cột biển báo

Làm thế nào để sơn phản quang cho sắt thép, kim loại, thép mạ kẽm và inox đạt hiệu quả cao nhất?

Với nhiều năm kinh nghiệm thi công sơn phản quang, dưới đây chúng tôi sẽ mách bạn cách để sơn được sơn phản quang lên các bề mặt sắt thép, kim loại, thép mạ kẽm và inox để đạt được độ phản quang cao nhất và bền lâu nhất dưới đây:

Hình 5_Sơn phản quang trụ biển báo

Trên thực tế, độ phản quang cao hay thấp là phụ thuộc vào độ chiếu sáng và các viên bi phản quang. Do đó:

  • Đối với bề mặt sắt thép, kim loại khi sơn phản quang xong chờ khi bề mặt sơn khô (khoảng 2- 3 ngày) bạn hãy dùng dẻ mền chà đi chà lại trên màng sơn để cho các viên bi phản quang lộ ra.
  • Đối với các bề mặt thép mạ kẽm, inox để sơn phản quang có thể bám dính tốt được thì trước tiên hãy sơn một lớp sơn chuyên cho thép mạ kẽm, inox lên trước (lớp sơn này có thể gọi là lớp sơn lót tạo chân bám) rồi sau đó mới sơn sơn phản quang. Và cũng chờ khi bề mặt sơn khô (2-3 ngày) hãy dùng dẻ mền chà đi chà lại trên màng sơn để cho các viên bi phản quang lộ ra.
Hình 6_Sơn phản quang dải phân cách bê tông

Mẹo hay cho bạn: Lớp sơn lót tạo chân bám đó có thể sử dụng dòng sơn chuyên cho thép mạ kẽm, inox và để cho đỡ tốn sơn phản quang thì hãy lựa chọn màu sắc lớp sơn lót tương ứng với màu sơn phản quang cần dùng.

 Có phải sơn phản quang có nhiều màu?

Trên thị trường, màu sơn phản quang thường chỉ có 4 màu cơ bản (màu chuẩn quốc tế chuyên dùng cho giao thông) gồm: trắng, vàng, đỏ, đen. Ngoài 4 màu đó ra còn có thêm 1 màu nữa là sơn phản quang màu xanh, tuy nhiên chỉ có rất ít hãng có.

Hiện nay trên thị trường đang cung cấp nhiều loại sơn phản quang như: sơn phản quang Nippon, sơn phản quang Joton, sơn phản quang Semaster, sơn phản quang Durgo… Các loại sơn phản quang này đều có 4 màu trắng, vàng, đỏ, đen. 

Giá sơn phản quang?

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sơn phản quang của nhiều hãng khác nhau, giá sơn phản quang phụ thuộc vào cơ chế bán hàng của từng đơn vị và màu sắc sơn phản quang, do đó giá sơn phản quang ở các đơn vị khác nhau sẽ có sự chênh lệch.

Tuy nhiên khách hàng nên tìm hiểu thật kỹ trước khi mua sơn phản quang, tốt nhất bạn nên tìm mua tại những đại lý uy tín và chất lượng của sơn phản quang và tránh trường hợp vì ham rẻ mà tự “rước họa vào thân” với những sản phẩm sơn phản quang kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái hoặc vì không hiểu biết mà bị những đơn vị xấu lợi dụng bán sơn với giá “trên trời”.

Trên đây là những thông tin chia sẻ cách sử dụng sơn phản quang đúng và hiệu quả, Quý khách có nhu cầu tìm hiểu, tư vấn và nhận báo giá về sản phẩm xin vui lòng để lại địa chỉ hoặc liện hệ với chúng tôi theo địa chỉ:

Công ty TNHH Kỹ Thuật Giao Thông Sabina _ www.sabinavn.com
Hotline/zalo: 0939 870 040
Email: nguyenhoa1139@sabinavn.com
Fanpage: Cơ khí gia thông Sabina